Cách thêm Font chữ đẹp vào máy đọc sách
Yêu cầu
- Yêu cầu sách phải là định dạng AZW3 thì mới tuỳ chỉnh font chữ khi đọc được nhé mọi người
- Nếu Kindle của bạn chưa được cập nhật lên phiên bản 5.9.6 trở lên thì hãy cập nhật theo hướng dẫn Tại đây
Cách thêm font chữ vào máy đọc sách Kindle
- Bước 1: Các bạn cắm Cable micro USB để kết nối Kindle với máy tính
- Bước 2: Copy font cần cài đặt vào thư mục fonts trong máy đọc sách Kindle. Kindle (E) :/Fonts
Loại font chữ nào có thể cài?
Bất kỳ font OpenType (OTF) hoặc TrueType (TTF) đều được hỗ trợ, thường có định dạng file là .ttf, .otf, hoặc .ttc.
Các font chữ thường đi theo 1 họ, bao gồm các kiểu font (Regular, Italic, Bold, Bold Italic), tốt hơn hết bạn nên copy tất cả các file này vào để có thể hiển thị tối ưu nhất.
Ở màn hình đọc sách, bạn ấn nút Aa rồi chọn font chữ của mình. ( nhớ là sách đuôi AZW3 mới hỗ trợ tốt nhé)
Chia sẻ các loại font đẹp cho máy đọc sách
Sau một thời gian khác dài trải nghiệm các thể loại mình xin rút ra một số font có thể đọc đi đọc lại trên các loại máy đọc sách, máy tính, vv. . . Nguồn font chủ yếu là google font, nhưng cũng được mình tìm thêm ở các web Việt Hóa, và vài nguồn khác. (link cuối bài cho ai cần)
Tip này chỉ để nói đến các thể loại để đọc, chứ không phải để làm những thứ designe, làm sách, trang trí. . . Cái đó thì các bạn có khi giỏi hơn mình. Mình chỉ viết lại kinh nghiệm đã trải nghiệm thôi. Khi mà để tránh sự nhàm chán việc đọc, thì đánh lừa tâm trí bằng cách thay đổi, và thay đổi font là một đối tượng dễ mà cũng phù hợp (cách mình đang áp dụng).
Giờ vào bài viết nhé. Mình xin chia hiểu về font ra ba loại:
- serif – có chân,
- san serif – không chân,
- mono – loại lai, xơ cứng.
Trong đó gồm cách font:
- Fonts tự mình làm: Bokerlam, BokerlamSan, ComicTaxy, EmberTaxy, PalatinoLam…
- Fonts sưu tầm gốc của amazon: Bookerly, Ceacilia, Futura
- Fonts google: Merriweather, literata, comfortaa, monterrat. . . Trong đó bộ literata mình làm lại fix lỗi xung đột các font khác trên thiết bị đọc.
- Fonts mình việt hóa: Ovaly (gốc từ Ovo), HandTaxy.
Font có sẵn trong window
Sikta heading (serif)
Font này không dùng để đọc, vì so với các font khác của google khi cóp chung nó lỗi hiển thị. Có thể xung khắc với Literata (sẽ nói về nó sau). Nhưng để đọc trên máy tính, dùng trên word, các soft đọc, calibre cũng rất đẹp.
Cambria (serif)
Font này cũng không dùng, vì so với nó có môṭ font khác tương đồng mà đẹp hơn (nói ở phần 3). Cũng thế, nó dùng ở các soft khác khá chuẩn vì kích thước tương đối của nó khá là cân xứng. Xem khá là dễ chịu.
Constantia (serif)
Font này so với cambria nó khá là tương đồng nhưng nét có phần đâṃ hơn, mượt hơn rất hợp với cho vào máy đọc sách Eink. Hô ̣ trợ tiếng viêṭ tốt, thâṃ chí xem trong các phần mềm cũng ổn.
Consolas (mono)
Là font mono duy nhất mình thấy dùng ổn, nó cũng có cái đẹp riêng, không chân, nhưng vài ký tự lại chân dài hơn người ????. Bỏ vào máy đọc cũng hay phết, khi chán môṭ vài loại quay về thằng này cũng được. Khác với bọn mono trên PC nó hỗ trợ cực nét trên Eink, như courier new chả hạn, chỉ xem trên PC thì ổn.
Palatino (serif)
Font này có cả trên kindle nhưng môṭ vài loại khác thì có thể không có. Có điều kindlecủa mình sử dụng thì lỗi khi đọc tiếng Viêṭ . Còn bỏ vào bibox thì ngon lành. Nhưng dấu của nó rất nhạt, thực sự nó hỗ trợ kém với dòng Eink phân giải thấp, và đọc tiếng viêṭ thì dấu mờ. Nhưng để dùng trên PC lại rất ổn. Cũng có thể do cái màn hình của mình (19″) trông nó khác eink nên cảm giác nó cũng khác. Dùng để in sách giấy thì rất đẹp.
Candara (non serif)
Là font không có chân duy nhất mình thấy ổn có sẵn trong Win10 nhé. Không nhạt không đâṃ , nét không quá béo với gu gầy. Tỷ lê ̣ chữ cân xứng, cũng là môṭ font khá lý tưởng cho viêc̣ đọc. Nhất là cho những bạn thích thể loại không chân.
Font không dùng cho màn hình EINK
Niamit (san serif)
Là môṭ font của google. Rất đáng được dùng, không chân nhưng có nhân cong ở mỗi nét, khá là đẹp. Nhưng đáng tiếc (với mình nó không dùng cho eink) vì do người thiết kế lỗi ở phần family (nhóm font). Nên khi copy vào máy, nó lại chia làm 2 font. Mình cũng lười sửa lại vì lười mở phần mềm sửa font.
Tuy nhiên, mình lại dùng nó trong các trường hợp khác. Thuôc̣ dạng font hay dùng nữa.
Cormorant Infant (serif)
Là font của google, với các nét cực đẹp. Có điều vào Eink thì lại rất mờ. Hợp hơn trong viêc̣ sử dụng trong PC cho viêc̣ đọc với những nét rất mềm mại.
Gramond Premr Pro (serif)
Font này Win10 cũng có nhưng nó không được Viêṭ hóa. Mình tìm ở các trang Viêṭ hóa font, cũng đẹp như của win10 (chắc do phần mềm làm font xịn). Nhiều bìa sách cũng được dùng với font này (các bạn mở thử thì biết). Tuy nhiên vào Eink nó cũng rất mờ nhạt.
Lora (serif)
Là môṭ font cực mảnh, nét mịn. Môṭ trong các font mình dùng măc̣ định cho viêc̣ làmviêc̣ với calibre, phần hiển thị code, cực đã mắt luôn. Nhưng vì nó mảnh nên cho vào Eink sẽ mờ. Font này là font google nhé. In ấn dùng font này cũng dễ xem lắm.
Font dùng cho màn hình EINK
Bookerly (serif)
Đương nhiên rồi. Là môṭ font mình thấy đỉnh nhất trong tất cả các thể loại, nó hợp từ viêc̣ đọc sách trên eink, trên PC, đọc code (tuy với mình cần mảnh hơn nhưng để vẫn ngon), in ấn, . . . Quá bá cháy. Làm mọi thứ với font này đều quất được (quan điểm cá nhân).
Là môṭ font của amazon thiết kế với tỷ lê ̣ cực cân đối. So với font nổi cùng nó của google là literata thì vượt trôị hơn ở các măṭ khác, còn ở eink thì mình coi là ngang nhau (sẽ nói sau). Là môṭ trong những font mình dựa vào tỷ lê ̣ của nó mà làm môṭ font khác hay dùng.
Literata (serif)
Là font của google, sử dụng để cho máy đọc sách eink rất tốt, đâṃ , mượt ‘như tây làm’. Cụm từ này mình thích dùng vì font ‘ta’ làm có cái gì đó vẫn chưa chuẩn. Thế nhưng font này khá đỏng đảnh. Vì sao ư? Như mình thì nó hay xung đôṭ với các loại font khác thâṃ chí của google luôn. Chép mà chung với 1 thằng nó xung là nó ứ nhâṇ reguler với italic luôn. Còn trong máy tính chắc cũng có thể mình chép chung nó với nhiều quá nên nó hiêṇ thị hơi đâṃ trong word. Còn các phần mềm khác thì vẫn được. Đây là môṭ điểm trừ lớn cho môṭ font quốc tế.
Ceacilia (serif)
Font của amazon, có trước cả bookely thì phải. Vì mình thấy một vài dòng cũ hơn không có bookerly. Thứ nữa là xem kỹ tỷ lệ của nó khá là giống bookerly. Mình đoán là bookerly đã dựa theo tỷ lệ của font này.
Nhìn kỹ 2 font ta thấy một thằng vuông chân và một thằng nhọn chân. Thế nên đôi khi có cảm giác nó cũng khá là mượt, nhưng đôi lúc nó cũng khá cứng. Nhưng font này vào PC nó cũng không đẹp mắt lắm. Chỉ hợp cho eink.
Futura (san serif)
Một font nữa của amazon. Là 1 trong 3 font mình hay đổi qua lại trong máy kindle hiện nay. Không hiểu sao đổi font ngoài có vài sách của mình bị nhảy chương (chắc do code tràn lề) nên mình chỉ dùng có 3 font trong máy kindle thôi (2 cái nói vừa trên).
Về nét thì nó cũng khá đặc biệt khi các nét tròn thấp thì to bè, và nét cao thì hẹp. Khoảng cách chữ thưa và cực đỡ mỏi luôn. Thuộc dạng vừa lòng cho cả người thích béo và người thích gầy.
Myriad pro (san serif)
Là một font khá đậm, nét rất cơ bản luôn. Hơi nhỏ một chút, thích hợp cho các bạn khoái thể loại font gầy. Mình thấy trong một vài soft của điện thoại hay chính con bibox được tích hợp sẵn, nhưng cũng gg tìm được.
Comfortaa (san serif)
Một font của google thuộc dạng béo mầm. Các nét lượn đúng một vòng tròn luôn. ???? Nó rất hợp với gu béo, mình thì ít đổi qua nó nhưng về việc đọc thì khá ok. Còn việc sử dụng cho mục đích khác thì hiện tại mình chưa động đến. Nhưng chưa hoàn hảo là nó không có nét nghiêng. (chắc béo sợ đổ)
Monterat alternates (san serif)
Cũng thuộc dạng béo nhưng có chân chống. Nó cũng khá đẹp mắt với các cung bo tròn, tỷ lệ chữ to. Hơi mảnh mai hơn chút so với thằng béo kể trên. Cũng đáng để đổi qua dùng đấy. Hợp cho gu béo
Droi serif (serif)
Là font mặc định cho phép dùng duy nhất trên kindle androi kể cả file azw3, trừ file tải từ amazon xuống. Trong khi mình quen copy trực tiếp hơn.
Font này cũng khá là gọn mắt với thiết bị di động. Nhưng font của google làm hình như tỷ lệ khác với của amazon làm, và mình chỉ tìm được cái của google. Amazon làm nét cao hơn.
Bokerlam (serif)
Thuộc một trong 2 font mình tự mần. Với tỷ lệ là dựa theo tỷ lệ của bookerly. Nhưng nét chân hơi co lại, thay đổi một vài con chữ cho tròn hơn. Và hiện nay mình hay dùng trên con yota, và bibox với nét đủ đậm, và khá thoải mái khi đọc nhất là trên con yota. Ngoài ra nó làm dao diện cho calibre rất thích mắt.
Nhưng nhược điểm là một vài cỡ bị vỡ font, chữ sẽ to nhỏ khác nhau, trên PC càng bị rõ. Nhưng mình bắt gặp hầu hết font Việt hóa đều bị, thậm chí cả font google, nên chắc do phần mềm font hoặc do tỷ lệ co của từng nét vẽ. So với quốc tế thì không ăn được, chứ cây nhà lá vườn thì ổn.
Comic taxy (san serif)
Là một font mình làm, và là một trong các font được mình ưa dùng nhất. Học TA này, đọc trên bibox đậm đà hơn hẳn các font khác. Ngay cả trong PC với các soft cũng nuột. Suýt thì so với quốc tế, haha. So với font literata ở trên thì hơn khá nhiều điểm ở các lỗi rồi.
Nhược điểm là font tự làm nên trong các thiết bị hiển thị thấp dễ vỡ nét, hơi nhòe. Như trên yota thì nó không bằng bokerlam.
UVN Sai Gon (serif)
Một font của việt làm từ font gì mình quên rồi, nhưng khá đẹp mắt. Điều hơi tiếc là độ đậm hơi kém. Và đọc lâu sẽ mỏi mắt vì hơi rít chữ. Mâu thuẫn là đọc lâu thì mỏi mà nhìn lúc đầu lại đẹp
Link tải
Và cuối cùng là link tải Tại đây nhé mọi người ơi
- Review: Phong Vị Tuyệt Vời – Câu chuyện tinh tế, sinh động nhưng cũng đầy vị chát, tê đầu lưỡi
- REVIEW: Sự minh định của địa lý – Một cái nhình quan trọng của địa lý đối với chính trị và kinh tế
- Review: Trái Đất Chuyển Mình – Một lịch sử chưa kể về nhân loại góp phần minh bạch, rõ ràng khi tư duy về quá khứ
- Review: Chiến binh cầu vồng – Andrea Hirata
- Review: Trăm Năm Cô Đơn – Sự ẩn dụ nó hay đến mức ám ảnh, suy nghĩ về nó mãi