Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình là bộ sách hay và ý nghĩa giới thiệu những lời khuyên hữu ích về sức khỏe, với nội dung được viết đơn giản, gọn gàng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng. Các kiến thức trong mỗi tập sách được thiết kế theo những chủ đề khác nhau – mỗi chủ đề là một vấn đề về sức khỏe mọi người đều quan tâm, được các tác giả chắt lọc cô đọng và truyền tải một cách khoa học, hàm súc đến độc giả.
Sách gồm những lời khuyên bổ ích và thiết thực cho sức khỏe của mọi đối tượng bạn đọc. Từ chuyện ăn ngủ nghỉ đến những cách thức ngăn ngừa bệnh tật bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Đầu năm 2003, tình cờ chúng tôi được một người bạn tặng cho một quyển sách “Kiện khang trung cáo” (tức “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”) của giáo sư Hồng Chiêu Quang. Người bạn cho biết là ở Trung Quốc người ta tranh nhau mua quyển này gửi cho bè bạn thân quen làm quà tặng. Cảm thấy thú vị nên trong vòng hai đêm chúng tôi đã đọc xong tập sách trên, điều làm chúng tôi thích thú nhất là tính thực tế và dí dỏm của sách, giúp người đọc “đọc là hiểu ngay, hiểu và làm được, có thể nhận thấy kết quả sau khi thực hành”… Ai ai đều xem việc có trong tay quyển “Bác sĩ tốt nhất là chính mình” này là niềm hân hoan, hạnh phúc và hợp thời. Việc chú tâm đi vào nghiên cứu môn y học dự phòng của giáo sư Hồng là do phát hiện hai hiện tượng trái ngược: trong khi tỷ lệ căn bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não có xu hướng giảm ở các nước kinh tế phát triển, thì lại có xu hướng tăng ở Trung Quốc; xét về nguồn kinh phí y tế, Trung Quốc chủ yếu chi cho công tác điều trị, tức là khâu khắc phục hậu quả; còn ở các nước phát triển lại chi nhiều cho giáo dục sức khỏe và phòng bệnh. Từ đó ông nảy sinh một ý nghĩa “chỉ khi phổ cập đến cộng đồng, y học mới phát huy tác dụng tốt nhất”. Ông mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên ngành, bắt đầu con đường phổ cập kiến thức phòng bệnh. Còn về nguồn gốc các buổi thuyết trình sức khỏe thì như lời ông kể: ban đầu chỉ là buổi tâm sự bên cạnh giường của một bệnh nhân nào đó, dần dần, câu chuyện của ông thu hút những bệnh nhân khác, họ tụ tập lại và lắng nghe, rồi từ phòng bệnh này tới phòng bệnh khác, bệnh viện này tới bệnh viện khác, nhiều bệnh nhân và y bác sĩ đã thu hoạch được nhiều điều bổ ích qua các buổi nói chuyện của ông nên đã truyền tai nhau từ người này sang người khác, cuối cùng thì toàn thành phố Bắc Kinh đều biết bác sĩ Hồng Chiêu Quang, thế là bắt đầu cuộc hành trình thuyết giảng của giáo sư từ đơn vị này tới đơn vị khác, từ tỉnh thành này đến tỉnh thành khác trên khắp xứ sở của Vạn lý trường thành.
Tóm lại những lời khuyên sức khỏe bình dị do ông đề ra, chính là sự kết hợp giữa tri thức khoa học và nhận thức về cuộc sống một cách tài tình, hàm chứa trình độ y khoa dầy dặn và từng trải trong cuộc đời, nên nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của độc giả. Vì vậy, chúng tôi quyết định dịch quyển sách này ra tiếng Việt để phục vụ bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi xem xong sách chúng ta càng trân trọng sức khỏe, hưởng thụ sức khỏe và sáng tạo sức khỏe!
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 1
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 2
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 3
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 4
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Gout
- Nâng Cao Chất Lượng Sống Ở Người Cao tuổi
- Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh
- Cao Huyết Áp – Sát Thủ Thầm Lặng
Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease hay AD) hay đơn giản là Alzheimer là một chứng mất trí phổ biến nhất. Vào năm 1906, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được, mang tính thoái hóa và gây tử vong. Căn bệnh này được đặt theo tên ông. Năm 1901, Alois Alzheimer trình bày trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất trí.
Theo dõi qua phương tiện truyền thông ít nhiều chúng ta đã biết về Alzeimer – bệnh mất trí nhớ ở người. Làm thế nào để xác định thủ phạm, nguyên nhân gây mất trí nhớ ở bệnh nhân Alzeimer; cách luyện tập, điều trị để phòng ngừa và làm thuyên giảm chứng mất trí nhớ, … Tất cả những điều này đều được trình bày cặn kẽ trong cuốn sách rất đơn giản và dễ hiểu nhằm trang bị cho bạn đọc những kiến hiểu biết nhất định để phòng ngừa và tránh xa bệnh tật.
Vì bệnh không thể chữa khỏi cho nên người bệnh phải được chăm sóc bởi những người thân trong gia đình. Đây quả thực là những áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối với cuộc sống của những người chăm sóc. Ở các nước phát triển, Alzheimer là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội.
Mời các bạn đón đọc Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình: Bệnh Alzheimer.