Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình là bộ sách hay và ý nghĩa giới thiệu những lời khuyên hữu ích về sức khỏe, với nội dung được viết đơn giản, gọn gàng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng. Các kiến thức trong mỗi tập sách được thiết kế theo những chủ đề khác nhau – mỗi chủ đề là một vấn đề về sức khỏe mọi người đều quan tâm, được các tác giả chắt lọc cô đọng và truyền tải một cách khoa học, hàm súc đến độc giả.
Sách gồm những lời khuyên bổ ích và thiết thực cho sức khỏe của mọi đối tượng bạn đọc. Từ chuyện ăn ngủ nghỉ đến những cách thức ngăn ngừa bệnh tật bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Đầu năm 2003, tình cờ chúng tôi được một người bạn tặng cho một quyển sách “Kiện khang trung cáo” (tức “Bác sĩ tốt nhất là chính mình”) của giáo sư Hồng Chiêu Quang. Người bạn cho biết là ở Trung Quốc người ta tranh nhau mua quyển này gửi cho bè bạn thân quen làm quà tặng. Cảm thấy thú vị nên trong vòng hai đêm chúng tôi đã đọc xong tập sách trên, điều làm chúng tôi thích thú nhất là tính thực tế và dí dỏm của sách, giúp người đọc “đọc là hiểu ngay, hiểu và làm được, có thể nhận thấy kết quả sau khi thực hành”… Ai ai đều xem việc có trong tay quyển “Bác sĩ tốt nhất là chính mình” này là niềm hân hoan, hạnh phúc và hợp thời. Việc chú tâm đi vào nghiên cứu môn y học dự phòng của giáo sư Hồng là do phát hiện hai hiện tượng trái ngược: trong khi tỷ lệ căn bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não có xu hướng giảm ở các nước kinh tế phát triển, thì lại có xu hướng tăng ở Trung Quốc; xét về nguồn kinh phí y tế, Trung Quốc chủ yếu chi cho công tác điều trị, tức là khâu khắc phục hậu quả; còn ở các nước phát triển lại chi nhiều cho giáo dục sức khỏe và phòng bệnh. Từ đó ông nảy sinh một ý nghĩa “chỉ khi phổ cập đến cộng đồng, y học mới phát huy tác dụng tốt nhất”. Ông mạnh dạn đi vào nghiên cứu chuyên ngành, bắt đầu con đường phổ cập kiến thức phòng bệnh. Còn về nguồn gốc các buổi thuyết trình sức khỏe thì như lời ông kể: ban đầu chỉ là buổi tâm sự bên cạnh giường của một bệnh nhân nào đó, dần dần, câu chuyện của ông thu hút những bệnh nhân khác, họ tụ tập lại và lắng nghe, rồi từ phòng bệnh này tới phòng bệnh khác, bệnh viện này tới bệnh viện khác, nhiều bệnh nhân và y bác sĩ đã thu hoạch được nhiều điều bổ ích qua các buổi nói chuyện của ông nên đã truyền tai nhau từ người này sang người khác, cuối cùng thì toàn thành phố Bắc Kinh đều biết bác sĩ Hồng Chiêu Quang, thế là bắt đầu cuộc hành trình thuyết giảng của giáo sư từ đơn vị này tới đơn vị khác, từ tỉnh thành này đến tỉnh thành khác trên khắp xứ sở của Vạn lý trường thành.
Tóm lại những lời khuyên sức khỏe bình dị do ông đề ra, chính là sự kết hợp giữa tri thức khoa học và nhận thức về cuộc sống một cách tài tình, hàm chứa trình độ y khoa dầy dặn và từng trải trong cuộc đời, nên nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của độc giả. Vì vậy, chúng tôi quyết định dịch quyển sách này ra tiếng Việt để phục vụ bạn đọc. Hy vọng rằng sau khi xem xong sách chúng ta càng trân trọng sức khỏe, hưởng thụ sức khỏe và sáng tạo sức khỏe!
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 1
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 2
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 3
- Những Lời Khuyên Bổ Ích Cho Sức Khỏe Tập 4
- Bệnh Alzheimer
- Bệnh Gout
- Nâng Cao Chất Lượng Sống Ở Người Cao tuổi
- Để Trái Tim Luôn Khỏe Mạnh
- Cao Huyết Áp – Sát Thủ Thầm Lặng
Lời khuyên hữu ích nhốt dành cho mọi người: hãy biết cách sống khỏe mợnh đ ể ngăn ngừa cỡn bệnh nguy hiểm này.
1. Ăn uống hợp lý Lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng về vitamin, protein và các khoáng chất thiết yếu. Việc bổ sung quá nhiều các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là các loại vitamin A, B3 và sắt.
Nên hạn chế ăn các loại thức ăn đã được chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản, gây ảnh hưởng không tô”t cho hệ tiêu hóa cũng như khả năng hoạt động của gan.
Bia, rượu, cà phê, đồ ăn cay, chua cũng là những loại thực phẩm cần hạn chế sử dụng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ không có lợi cho khí huyết và làm “giảm tuổi thọ” của gan.
Hoa quả tươi và rau xanh, đặc biệt là các loại rau có lá màuxanh đậm rất tô”t cho cơ thể vì chúng giúp mát gan, lợi tiểu.
Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vitamin D, c và calcium cho cơ thể qua các loại thực phẩm như: trứng, sữa, thịt nạc, ngũ cốc, cà chua, cần tây…
2. Ngủ sớm và đúng giờ Nếu bạn không muôn mắc các bệnh về gan, hãy tập cho mình thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Tốt nhất, hãy đi ngủ trước 23 giờ. Ngủ sớm giúp máu trong cơ thể có đủ thời gian trở về gan và giải độc cho gan.
3. Uống nhiều nước Uô”ng nhiều nước rất có lợi cho gan. Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Để đạt đưỢc hiệu quả giải độc cho gan, hãy uô’ng nước làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.
…
Mời các bạn đón đọc Bác Sĩ Tốt Nhất Là Chính Mình Tập 3.