Cuốn sách “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của tác giả Ocean Vương là một tác phẩm đầy cảm xúc thuộc chủ đề kỹ năng sống, được viết dưới dạng một lá thư dài của nhân vật chính, Chó Con, gửi cho người mẹ không biết chữ của mình.
Dưới ngòi bút tài hoa của Ocean Vương, những mẩu chuyện nhỏ đan xen với những đoạn trữ tình, triết lý và thơ ca vẽ nên bức tranh cuộc đời đầy ám ảnh của Chó Con. Từ thuở ấu thơ với những ký ức về bà ngoại, quê hương Việt Nam, đến hành trình di cư sang Mỹ đầy gian nan, cho đến tuổi trưởng thành với những trải nghiệm về tình yêu, tình bạn và bản thân, Chó Con đã trải qua bao thăng trầm và biến cố.
Xem thêm: Tác giả Ocean Vương là ai, tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp?
Cuốn sách không chỉ là câu chuyện của riêng Chó Con mà còn là câu chuyện của ba thế hệ, từ bà ngoại, đến mẹ, đến Chó Con, một cuộc di cư dài từ làng quê Việt Nam sang đất Mỹ. Qua đó, tác giả cũng khắc họa một cách chân thực cuộc sống của những người Mỹ gốc Việt, những khó khăn và thử thách họ phải đối mặt khi hòa nhập vào một nền văn hóa mới.
“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” thường được đọc như một Bildungsroman (tiểu thuyết trưởng thành), nhưng cũng có nhiều người coi đây là một Künstlerroman (tiểu thuyết kể về quá trình một người nghệ sĩ trở thành nghệ sĩ). Bằng ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh và ẩn dụ, Ocean Vương đã đưa người đọc vào một hành trình khám phá nội tâm đầy xúc động của một con người đang tìm kiếm bản thân và vị trí của mình trong thế giới này.
Cuốn sách là một bản ca đầy ám ảnh về tình yêu, sự mất mát và bản thân. Nó nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của ngôn ngữ, tầm quan trọng của gia đình và sự cần thiết phải trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống.
Mời các bạn đọc cuốn sách Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian của tác giả Ocean Vương
► Một số cuốn sách khác cũng rất hay
- Cô Giáo Thảo PDF (18+)
- 50 Sắc Thái PDF (18+)
- Ma Y Thần Tướng PDF
- Lén Nhặt Chuyện Đời PDF
- Nghệ Thuật Tư Duy Chiến Lược PDF
- Những Quy Luật Của Bản Chất Con Người PDF
MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN viết dưới dạng một lá thư của nhân vật chính, Chó Con, gửi cho người mẹ không biết chữ của mình. Dưới dạng những mẩu chuyện nhỏ, xen kẽ với những đoạn trữ tình ngoại đề, triết lý, và những bài thơ, cuốn sách kể câu chuyện đời không chỉ của Chó Con (tên gọi yêu do bà ngoại đặt cho, nhưng cũng là cách tất cả mọi người trong sách gọi cậu) từ thuở nhỏ đến lúc chớm trưởng thành, mà cả ba thế hệ từ bà, đến mẹ, đến cậu, một cuộc di cư dài từ làng quê Việt Nam sang đất Mỹ, cũng như câu chuyện của những thanh niên Mỹ thế hệ cậu mà đặc trưng là người bạn trai Trevor.
Nhưng quá tập trung vào phân loại tác phẩm hay tìm kiếm sự xác thực mang tính đời tư như thế cũng dễ khiến ta rơi vào một sự quy chụp nguy hiểm và không khỏi đánh giá hời hợt cả cuốn tiểu thuyết độc đáo này lẫn người sáng tác đã dụng công viết nên nó.
Mặc cho những nhân vật và bối cảnh, chi tiết và diễn biến tiệm cận với hiện thực đến đâu, Ocean Vuong luôn khẳng định đây là một tiểu thuyết.
Anh chọn lối viết thư vì đó là “hình thức cho phép bạn vòng vèo đủ đường rồi quay lại, bởi dù bạn có theo cốt truyện và những tiếp tuyến [của nó] tới đâu đi nữa thì bạn vẫn đang nói chuyện với ai đó. Đó là sợi chỉ xuyên suốt. Là thứ cho phép có rất nhiều khác biệt lẫn những nhánh nhỏ của suy tưởng.” Như vậy với hình thức này, Ocean Vuong đã không chỉ chọn một lối viết khuếch đại sự riêng tư mà đồng thời cũng cho phép anh thoải mái “phân nhánh” sự thật.
Về nội dung, quả thực không thể phủ nhận gia đình là trung tâm trong những tự sự và cuộc đời Ocean Vuong. Tuy nhiên độc giả và cả các nhà phê bình lại thường dựa vào đó để lẫn lộn hay cố ý mập mờ ranh giới. Trong khi Ocean Vuong thẳng thắn: “Tôi không nghĩ mình có thể viết hồi ký. Vì tôi thích tưởng tượng. Với tôi, mọi thứ đều bắt đầu từ tự truyện. Và sau đó nó phải được thần thoại hóa.”
Nếu ta thực sự cần phải làm công việc nhàm chán là đối chiếu từng chi tiết nhỏ nhặt đến thế chỉ để cố phân loại: Ocean Vuong không phải là Chó Con, như chính anh từng nói vui “Chó Con giỏi hơn tôi. Cậu ấy kiên nhẫn hơn. Và đó là điều hay khi tạo ra một nhân vật, cậu ấy được cho một thảo được biên tập tới mười hai lần trong khi Ocean Vương chỉ có một, bạn biết đấy, tôi chỉ được sống một lần, nhưng Chó Con được xé nháp tới mười hai lần, và cậu ấy tốt hơn tôi, cậu ấy là lý tưởng của tôi.”
Anh cũng không phải con một mà còn có một em trai nhỏ hơn 10 tuổi, và dù gia đình-cội rễ Việt-gốc gác di cư luôn ở vị trí trung tâm trong tác phẩm cũng như cuộc đời Ocean Vuong, ta cũng khó mà nói đó chính là gia đình anh. Bởi làm vậy ta dường như đã phủ nhận mọi nỗ lực sáng tạo nghệ thuật của Ocean Vuong, nhất là khi anh luôn tâm niệm:
“Tôi muốn bắt đầu bằng sự thật và kết thúc bằng nghệ thuật, với tư cách là một nhà văn. Điều đó rất quan trọng với tôi.”
—-
Mình mua cuốn “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” vào hai năm trước, và lần thứ ba mở ra mình mới có thể một mạch đọc xong và cảm nhận được hết.
Hai lần trước mình chỉ đọc đến 1/10, ấn tượng duy nhất của mình ở hai lần đó là tại sao tiếng Việt qua ngòi bút của một Việt Kiều Mỹ lại có thể đẹp đẽ và rực rỡ đến thế. Nhưng cũng đồng thời khiến mình phải đặt câu hỏi vì sao tác phẩm này có thể đạt nhiều giải thưởng như vậy vì dù đã cố thì cả hai lần mình vẫn không biết tác giả đang thực sự muốn nói gì.
Nhưng chính vì tiếng Việt trong cuốn sách này sắc sảo và nhiều màu sắc lấp lánh quá, có những câu chữ trong sách mà dù không công nhận hay chưa kịp nhìn ra câu chuyện để công nhận thì thi thoảng nó vẫn hiện lên trong đầu mình như một bức tranh tuyệt đẹp:
“Những con bướm bay về phương Nam sẽ không bao giờ trở lại phương Bắc. Vậy nên mỗi chuyến đi đều là chuyến cuối. Chỉ có con của chúng trở về; chỉ có tương lai thăm lại quá khứ.
Đất nước là gì ngoài một câu (sentence) không biên giới, một đời.”
“Trong tiếng Việt, nhớ nhung một người và nhớ được một người đều có chung chữ nhớ. Đôi lúc, trong lúc gọi điện mẹ hỏi con, Con nhớ mẹ không? Con giật mình, tưởng rằng con còn nhớ mẹ không?
I miss you more than I remember you.”
Vì nó vẫn lặp lại trong đầu mình như một giai điệu cùng với lời đề tặng ở trang đầu tiên là “dành tặng mẹ”, nên mình quyết định cho cả cuốn sách và cho mình cơ hội thứ 3. Và ở lần này, điều mình tìm thấy còn hơn cả một bức thư con trai gửi cho mẹ, nhiều hơn cả tình mẫu tử ruột thịt, nhiều hơn cả một bài thơ về đất nước, nhiều hơn cuộc đời của tác giả là nhiều cuộc đời khác, ở đó mình còn nhìn thấy quá khứ và hiện tại, tương lai hoà quyện vào nhau tạo nên một bài ca. “Bài ca về sự sống, bền bỉ đi qua những hoang tàn và đớn đau, được năng đỡ trên đôi cánh của tình yêu và cái đẹp”.
Cuốn tiểu thuyết giàu tính tự truyện và giàu tính thơ ca của Ocean Vuong là câu chuyện ghi lại hành trình của một cậu bé được sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên trên đất Mỹ, sinh ra trong một gia đình mù chữ và trở thành một nhà thơ được ca ngợi. Mạch câu chuyện không đi theo một mốc thời gian nhất định mà được lồng ghép vào nhau, như đau đớn và cái chết vẫn luôn song hành cùng tình yêu và sự sống.
Người ta không chỉ có duy nhất một nỗi đau trong đời.
Người ta được sinh ra trong một gia đình chịu rất nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, dù thể xác nguyên vẹn nhưng tâm hồn thì dường như vỡ tan ra hàng nghìn mảnh như cách mà bom đạn dội lên trên từng mảnh đất, từng con sông của mảnh đất hình chữ S thân yêu. Dù chiến tranh đã đi xa cả mấy thập kỉ, thì nỗi đau và sự dày vò của nó vẫn ở đây mỗi ngày.
Người ta là kẻ lạ trong đất nước mình đang sống, ngay từ màu da. Nỗi đau từ quá khứ, khi mẹ Hồng là con lai bị bạo hành trên chính đất mẹ đẻ của mình vì màu da trắng và nỗi đau ở hiện tại khi con trai bị bạo hành ở nước Mỹ vì da vàng. Chẳng ai chọn được nơi mình sinh ra, chẳng ai chọn được bố mẹ mình, và nhiều khi họ cũng không được chọn sống ở nơi mà họ muốn sống, ấy vậy mà xã hội vẫn vì những thứ đó để chà đạp lên cuộc đời của một ai đó không thương tiếc.
Người ta lớn lên trong một ngôi nhà vắng bóng đàn ông, bên những người phụ nữ vừa yêu thương vừa khắc nghiệt. Khắc nghiệt vì là phận đàn bà mà phải lèo lái cả nghĩa vụ của đàn ông, khắc nghiệt vì những nỗi đau bên trong mình không có cách nào thoát ra nên đành trút bỏ lên con mình và rồi hét lên “mẹ không phải là quái vật”. Một người mẹ vừa đánh con mình vừa dặn con mình phải mạnh mẽ lên vì con sinh ra đã sẵn là người Việt Nam rồi. Một câu nhắc nhở vừa đầy tự hào mà cũng có phần day dứt, day dứt vì những điều xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của một con người.
Người ta nhớ về những ngày khi người ta trẻ, nhớ về rung động đầu đời trước một cậu trai dữ dội mà lại dịu dàng. Ngay cả khi người ta đang học cách chấp nhận chính con người thật của mình, thì những người xung quanh gồm cả những người giống mình hay khác mình đều xem đó như một căn bệnh, “vài năm nữa là mình sẽ khỏi phải không – Trevor”. Có những cuộc chiến dài cả một đời người, từ khi họ biết mình khác biệt với những người khác, cho đến khi họ chọn kết liễu cuộc đời mình bằng những lần phê pha.
Người ta đọc mọi giả thuyết, ẩn dụ, phép tính, Shakespeare và Milton, Barthes, Đỗ Phủ và Homer, những bậc thầy về cái chết, rốt cuộc, cũng không thể chỉ người ta cách chạm vào người chết của mình. Người ta chỉ thực sự chạm vào cho đến khi chứng kiến lưỡi dao tử thần gọt đi sự sống của người họ yêu thương từng chút một ngay trước mắt mình. Ngoại Lan đã sống một cuộc đời đầy những nước mắt, ám ảnh và rồi ra đi cũng với những đớn đau mà căn bệnh ung thư xương quái ác mang lại đến nỗi ngay lúc cận kề cái chết vẫn phải thét lên: “Ông trời ơi, tôi đã làm gì sai mà ông chà đạp tôi như vậy”. Cuộc đời của một người hoá ra cũng có thể chịu đựng rất nhiều đau đớn, nhưng không vì thế mà không để lại dấu vết gì trên mặt đất, với ngoại Lan đó là Chó con, là hai loại hoa: hoa Mai và hoa Hồng.
Người ta lớn lên ở một xứ khác khi xứ sở của tuổi thơ chỉ còn trong kí ức đi mượn về khói lửa và cực nhọc. Khi tiếng nói của người ta chông chênh giữa hai bờ mẹ nuôi và mẹ đẻ. Để rồi như một ánh sáng vụt lên rực rỡ, người ta vượt qua những nỗi đau, giày vò, sợ hãi, bất công, tranh đấu. Vượt qua những định kiến, ranh giới, đất nước, bờ cõi. Vượt lên trên cả những dàn xếp của số phận rồi rực rỡ một thoáng ở nhân gian.
Và bất chấp tất cả, viết nên những vần thơ.
Gấp cuốn sách lại mà mình vẫn không thôi xuýt xoa về cái đẹp của tiếng Việt, một cái đẹp vượt ra quá xa sự diễn tả của ngôn từ. Cuốn sách cũng tiếp cho mình thêm rất nhiều sức mạnh để tin tưởng và cố gắng cho giấc mơ của chính mình, để mong một ngày nào đó cũng sẽ viết nên được những áng văn đẹp đẽ đến nao lòng như vậy.
Và một điều cuối cùng mình muốn tiết lộ, thay lời cảm ơn đến một người bạn Việt Kiều Pháp của mình. Chính những câu chuyện về hành trình di cư từ Việt Nam qua Pháp của đại gia đình anh đã cho mình thấy một góc nhìn khác hậu chiến tranh cũng như hiểu hơn câu chuyện trong cuốn sách và rộng hơn câu chuyện của những người con xa quê đi tìm một lời hứa mới.
Cảm ơn tác giả Ocean Vương vì đã viết nên một bài thơ về tình mẫu tử và tinh thần chiến đấu thật đẹp, cảm ơn dịch giả Khánh Nguyên đã cho mình thấy hoá ra dưới góc nhìn của tình yêu mọi ngôn ngữ đều có thể trở nên thiêng liêng và mãnh liệt như thế, cảm ơn Nhã Nam vì đã xuất bản cuốn sách này với một chiếc bìa sách lột tả được tâm hồn người viết. Thực sự thổn thức và biết ơn rất nhiều, ngay cả khi khép trang sách cuối cùng lại.
– Bài viết của bạn Mei Mei trong Nhã Nam Reading Club
*****
Cuốn sách “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là một lá thư tâm sự đầy ký ức mà người con viết gửi cho người mẹ của mình. Các trang sách đầy những suy nghĩ và lựa chọn ký ức, và có những đoạn dòng ký ức tràn ngập như một cơn lũ mà không thể kiềm chế.
Cuốn sách kể về ký ức của một cậu bé da màu xa lạ tìm kiếm mối liên hệ trong một đất nước xa lạ. Ban đầu, cậu gặp khó khăn vì không biết tiếng Anh, và thường xuyên bị đánh đập và bị kỳ thị tại trường học khi cố gắng hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ. Cuốn sách cũng miêu tả cuộc sống của một gia đình nhập cư, chỉ có cậu con trai đi học và biết nói, trong khi người mẹ chỉ học được vài từ tiếng Anh để giao tiếp. Mẹ của cậu làm việc vất vả tại một tiệm làm móng, nơi bà phải cong gập xuống chân người khác suốt cả ngày. Cuốn sách cũng đề cập đến mối tình đầu của cậu với Trevor, một người bạn cậu làm việc cùng thu hoạch cây thuốc lá tại một trang trại ở ngoại ô Hartford. Kỷ niệm về tình yêu này đã tạo nên những hoài niệm đẹp mà cũng đau buồn trong lá thư.
Ký ức về chiến tranh luôn ám ảnh và làm rối loạn bà và mẹ của Chó Con. Mẹ của Chó Con luôn sợ tiếng súng, và bà thường nhầm lẫn những âm thanh lớn như tiếng pháo hoa. Những ký ức này tiếp tục hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của gia đình Chó Con.
Tình yêu thương của mẹ đối với Chó Con đầy yêu thương và đôi khi cũng có yếu tố bạo lực. Bà có thể tát con, nhốt con dưới tầng hầm ẩm thấp, nhưng lại chăm sóc con và bao bọc con khi con bộc lộ giới tính thật của mình. Mẹ dành những lời yêu thương tới con một cách mãnh liệt.
Cuốn sách “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” kết thúc với những dòng cuối dành cho người mẹ yêu thương của Chó Con. Chó Con hy vọng rằng trong kiếp sau, mẹ sẽ trở thành một hoa hạnh phúc và có một gia đình ấm cúng đầy đủ thành viên, thay vì chỉ có một mình chịu đựng những nỗi đau của chiến tranh và cuộc sống khó khăn ở nơi xa xứ.