Review: Bộ não của Phật – Giải mã Đạo Phật bằng khoa học thần kinh

Tác giả:
Nguồn: Đức Nhân


Nói về bộ não của phật nhưng không phải là bộ não của phật

Đối với mình, đây là một trong những cuốn sách thú vị nhưng không dễ đọc khi kết hợp giữa những tuệ giác cổ xưa từ thực hành thiền quán, điều khiển tâm mà Phật Thích Ca truyền lại với những khám phá và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thần kinh liên quan đến việc não bộ hình thành nên “Tâm” và “Tâm” tạo ra đau khổ như thế nào.

Nhưng bạn cũng không cần phải là một chuyên gia, nhà nghiên cứu hay Phật tử thì mới cần đến những giá trị có ích trong cuốn sách này. Dù nó khó đọc, nhưng với độ dài phù hợp và có nhiều giá trị để đọc lại nhiều lần để khám phá sẽ sức mạnh của sự bình thản, của thiền có liên quan ra sao trong việc hạn chế khổ đau.

Một điều lưu ý là đây không phải là “Bộ não của Phật” theo đúng nghĩa đen hay là những lời truyền đạt của Phật về não bộ từ hàng nghìn năm trước. Bộ não của Phật được nhìn dưới góc độ khoa học tại sao lại có đau khổ, tại sao chúng ta và cần thực hành thiền tập để điều khiển tâm của mình dựa trên khoa học thần kinh.

Chúng ta được sinh ra với bộ não nhạy cảm và thích thú với khổ đau

Mỗi người chúng ta đều sở hữu 1 bộ não nhạy cảm với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh dù chỉ nặng 1,3-1,4kg. Mỗi tế bào lại tiếp nối ít nhất 5000 tế bào khác gọi là các khớp nối thần kinh. Rồi từng tế bào thần kinh một lại truyền tín hiệu 5-50 lần mỗi giây. Cụ thể nếu bạn đọc xong 1 trang sách thì đã có hàng triệu tỷ tín hiệu được truyền tải trong đầu bạn.

Số lượng kết hợp có thể có của 100 tỷ tế bào thần kinh xấp xỉ 10 mũ 1 triệu – số 1 với 1 triệu số không phía sau. Trong khi đó số lượng các nguyên tử trong vũ trụ được ước tính vào năm 2009 là 10 mũ 80.

Theo quan niệm của Phật giáo thì mọi khổ đau bắt nguồn từ sự phân biệt. Bộ não là một công cụ mà ở đó có 100 tỷ tế bào thần kinh. Sự kết hợp giữa các tế bào não tạo ra ảo tưởng về những mối hiểm hoạ, mà số lượng nhiều hơn cả nguyên tử trong vũ trụ này. Khiến cho bạn luôn trong trạng thái cảnh giác các mối nguy rình rập, bất an và khổ đau làm sao để bảo vệ bản thân.

  • Tạo ra sự ngăn cách để hình thành các ranh giới giữa bản thân và thế giới. Giữa tâm này và tâm khác. Giữa ta và nó. Điều này trái với vô ngã.
  • Duy trì sự ổn định để giữ cho các hệ thống thân và tâm được cân bằng. Điều này trái với vô thường.
  • Theo đuổi các niềm vui (củ cà rốt) và né tránh tối đa mọi thông tin tiêu cực (cây gậy). Điều này trái với nỗi khổ.

Và một sự thật nữa là bộ não – tâm có đặc thù là ghi nhận thông tin tiêu cực nhanh và nhớ lâu hơn sự tích cực. Khi có sự tiêu cực xuất hiện, một bộ phận trong não bộ là hồi hải mã lưu giữ nó cẩn thận để tham chiếu trong tương lai. Vì thế những ấn tượng tiêu cực rất khó phai mờ và những gì tích cực được coi như là điều không đáng lưu tâm.

Sự hoạt động của não bộ – tâm như vậy sẽ dẫn tới việc con người sẽ cố gắng tránh nè sự tổn thất hơn là đạt được lợi ích có giá trị tương đương. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho não bộ liên tục phát ra những tín hiệu lẩn quẩn như “Làm thế này có đúng không, nhỡ đâu, sẽ thế nào nếu mình làm khác đi thì sao…” sẽ dẫn tới đau khổ.

Bộ não tạo ra tam độc, mũi tên thứ hai nhưng cũng sản sinh ra giới, định, tuệ

Tam độc – tham sân si trong ý nghĩ (ý). Sẽ tạo thành hành động(thân) và lời nói (khẩu) và ngược lại. Như một vòng tròn luẩn quẩn. Những hành động từ thân và khẩu cải tạo suy nghĩ của bạn.

Bạn suy nghĩ tự ti thì bạn đi đứng nói năng cũng tự ti. Nhưng vẫn có thể cải thiện bằng cách tập, đi, nói dõng dạc. Dần dần sẽ quay ngược lại cải tạo đc suy nghĩ. Đây là một vòng tròn không gián đoạn.

Dưới cái nhìn của khoa học thần kinh đồng ý Tam độc là :

  • Tham là sự bám chấp lấy những củ cà rốt, tức là những lợi ích và phần thưởng.
  • Sân là sự căm ghét và né tránh những cây gậy – khó khăn, nguy hiểm… dẫn tới việc não bộ và tâm sẽ tiêm vào đầu lòng ham muốn hạnh phúc và gặp ít đau khổ hơn.
  • Si là bám víu vào sự thiếu hiểu biết về bản chất của các sự vật và hiện tượng như chúng thực sự là.

Một điều mỉa mai là khả năng phi thường của bộ não đã phóng đại sự đau khổ của Tam độc cả bên ngoài cuộc sống lẫn bên trong một con người. Những gì bạn thấy ở “ngoài kia” thực chất được tạo ra “bên trong bạn” nhờ khả năng tạo ra các thực tại ảo đáng kinh ngạc của não bộ.

Nhờ những mô phỏng này mà con người đã gia tăng cơ hội sống xót trong tự nhiên, bằng cách lặp đi lặp lại các sự kiện để tăng cường sự ghi nhớ của tế bào thần kinh. Não bộ từ lúc con người xuất hiện đến thời của Phật Thích Ca và bây giờ đã tăng kích thước gấp 3 lần. Nhờ vậy khả năng não bộ – tâm tạo ra các mô phỏng được cải thiện gấp bội. Và đồng nghĩa khi các mô phỏng trở nên tốt hơn, nó cũng tạo ra nhiều đau khổ hơn.

Sự mô phỏng kéo khỏi bạn ra thực tại. Cường điệu thực tại bằng những mô phỏng tuyệt vời hay đau khổ mà vốn chẳng có thật. Dù bằng cách nào sự nhạy cảm khiến ta trốn chạy thực tế và làm ta tự bắn vào mình những mũi tên của khổ đau.

Hãy hình dung sự khó chịu khi cãi nhau với bạn gái là mũi tên thứ nhất. Nhưng cách bạn phản ứng lại như “Lỗi tại em”, “Chuyện này không phải anh”… sẽ tạo ra “những mũi tên thứ hai”. Hầu hết mọi khổ đau đều đến từ những mũi tên này. Và não bộ – tâm chính là kẻ đã tạo ra nó nhờ sự mô phỏng các sự kiện và khuếch đại các thông tin tiêu cực. Nghiêm trọng ở chỗ những mũi tên thứ hai sẽ tạo ra các mũi tên thứ hai khác nhờ cơ chế liên kết của từng tế bào thần kinh qua mạng lưới thần kinh với nhau khiến cho 1 nguyên nhân, 1 lý do thường trở nên nghiêm trọng hơn bản chất của nó.

Chúng ta cũng sẽ thấy ở đây có sự luân hồi và vòng lẩn quẩn khi những phản ứng mũi tên thứ hai của bạn sẽ kích hoạt các phản ứng mũi tên thứ hai của người khác, điều này sẽ lại gia tăng tiếp tục các mũi tên thứ hai của chính bạn và người kia và cứ tiếp tục như vậy thì khổ đau lại càng hiện hữu rõ hơn. Và chính chúng ta đã thêm vào khổ đau trong những mũi tên thứ hai. Thậm chí chúng ta tạo ra nó mà không cần mũi tên thứ nhất. Hậu quả là chúng ta cảm nhận nỗi đau từ những mũi tên thứ hai một cách sâu sắc cả thể xác lẫn tinh thần.

Nhưng cũng chính với tâm và não bộ cũng sản sinh ra Giới, Định, Tuệ tương ứng với đức hạnh, chánh niệm, trí tuệ.

  • Đức hạnh liên quan tới việc điều chỉnh các hành động – thân, ngôn từ – khẩu và suy nghĩ – ý của mỗi người để tạo ra nhiều lợi ích hơn là gây hại cho chính bạn và những người khác.
  • Chánh niệm liên quan tới việc chú ý, quán sát đối với cả thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của mỗi người.
  • Trí tuệ giúp bạn hiểu đau khổ là gì, chấm dứt đau khổ như thế nào và khi nhận biết rõ về đau khổ bạn sẽ cái nhìn, kết nối và sự bình thản trước các sự việc diễn ra như sinh khởi, hoạt diệt và loại bỏ cái tôi, cái ngã của mình.

Đức hạnh, chánh niệm và trí tuệ là những cốt lõi của hạnh phúc, sự phát triển cá nhân và thực hành tâm linh. Chúng cũng thu hút ba chức năng nền tảng của bộ não là điều chỉnh, nhận thức và lựa chọn.

Ba chức năng này vận hành ở tất cả mọi cấp độ của hệ thần kinh, từ từng khớp nối của 1/ 100 tỷ tế bào thần kinh cho tớ sự thống nhất trọn vẹn về sự kiểm soát, năng lực và nhận thức của não bộ. Và điều chỉnh, nhận thức và lựa chọn cũng liên quan tới từng hoạt động tinh tế nhất của tâm.

Vì thế con đường giác ngộ, thức tỉnh theo khoa học liên quan tới cả việc chuyển hoá tâm- não bộ bằng những hành động tích cực nhỏ bé hàng ngày sẽ tích luỹ thành những thay đổi lớn theo thời gian. Để làm được điều này, sự từ bi, yêu thương chính bản thân là cốt lõi cho những thay đổi trong chính bộ não của bạn. Và bắt đầu từ việc từ bỏ cái tôi, bản ngã rồi hướng đến sự bình thản.

Bản ngã dưới cái nhìn của khoa học thần kinh, sự bất thường của bình thản và thiền tập dẫn đến chánh niệm

Thực tế bản ngã, cái tôi được tạo ra bởi tâm – não bộ gồm nhận thức về việc xác lập giá trị, chủ thể, áp đặt sự nhận biết về thế giới quan của cá nhân lẫn toàn thể… nói đơn giản như bạn mình cắt nghĩa Bản ngã là “muốn lo mình và luôn muốn hơn người”. Bản ngã lớn lên thông qua sự đồng hoá, chiếm hữu, tự phụ và tách biệt khỏi các sự liên kết với vạn vật.

Bản ngã có nhiều diện mạo được dựa trên vô số mạng lưới thần kinh. Bản ngã chỉ là một phần của mỗi người vì hầu hết suy nghĩ và hành động không cần tới bản ngã. Bản ngã luôn thay đổi và phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như cảm xúc, hoàn cảnh, các mối quan hệ. Bản ngã được hình thành thông qua những cơ hội thể hiện mình hay nhạy cảm trước các mối đe doạ.

Nhưng nghịch lý ở đây là cái ngã của một người càng ít thì người đó sẽ càng cảm thấy hạnh phúc. Con người ta cũng giống như củ hành. Bản ngã là phần thô vỏ ngoài xấu xí và lấm đầy bùn đất thế gian, nhưng càng lột vào trong thì càng lộ ra tâm trắng ngần sạch sẽ. Điều này chỉ có thể thấy khi ta bình thản đối diện với sự thật mà không phản ứng, che đậy hay cố gắng chạy chốn nó.

(Chỉ có thể thấy, khi ta ngồi lại, tự vấn bản thân rằng “Tôi làm điều này là vì ai? Vì tôi hay vì người”. Hãy thành thực với chính mình!)

Và trạng thái đó chúng ta gọi là sự bình thản.

Đối với khoa học thần kinh, sự bình thản “không phản ứng lại hành động, sự việc, cảm giác” là hành vi rất không bình thường đối với não bộ. Nhưng chính vì vậy mà sự bình thản đã lược bỏ những căng thẳng mà hệ thống thần kinh thiết lập để báo động ngay cả những phản ứng nhỏ bé nhất của nó.

Với sự bình thản, bạn có thể xử lý các tình huống trong cuộc sống hằng ngày bằng sự điềm tĩnh và lý trí mà vẫn giữ vững niềm hạnh phúc nội tại.

Bản chất của bình thản giúp bạn hiểu về vạn vật đang vận hành nhưng không bị lệ thuộc vào nó. Vì bình thản không phản ứng lại với mọi tác động của cả tâm lẫn vật, nên tạo ra một không gian rộng lớn để cho sự trắc ẩn (Bi), tình yêu thương(Từ), niềm vui vì thấy người khác hạnh phúc(Hỷ) và duy trì trạng thái bình thản trước mọi chuyện có thể xảy ra (Xả) được gọi chung là Tứ vô lượng tâm.

Và để duy trì được sự bình thản lâu dài thì phải gia tăng chánh niệm, tức sự quán sát về mọi thứ bên trong lẫn bên ngoài. Chánh niệm dẫn tới trí tuệ và 1 trong cách tốt nhất để gia tăng chánh niềm là thiền tập.

Thiền tập cần sự chú tâm cao độ để đem tới sự yên tĩnh. Nếu không có sự yên tĩnh, sẽ không có sự im lặng. Nếu không có sự im lặng, sẽ không có tuệ giác. Nếu không có tuệ giác sẽ không nảy sinh sự sáng suốt để thấu suốt những nguyên nhân của đau khổ.

Thông qua thiền tập, bạn sẽ kiểm soát được bộ não và tâm của mình và cuối cùng hướng bản thân bạn an trú trong khoảng khắc hiện tại. Gác lại quá khứ và buông bỏ tương lai. Không đuổi theo một suy nghĩ nào, nhận biết chúng đến và đi trong mỗi hơi thở. Không có gì sở hữu, tìm kiếm hay trở thành. Ngay khoảnh khắc này là bất diệt, ngay phút giây này là tối thượng.

Một vài cách gia tăng chánh niệm ngoài thiền tập

  • Hành động chậm lại.
  • Nói ít nhất có thể.
  • Làm đúng 1 việc tại một thời điểm
  • Tập trung vào hơi thở trong khi tham gia các hoạt động thường ngày.
  • Cố gắng cảm nhận sự yên bình khi ở cạnh người khác.
  • Luôn ý thức về sự tập trung
  • Cảm nhận niềm vui từ những điều nhỏ nhất.

Các hoá chất thần kinh chính trong não bộ có tác động đến các hoạt động, chức năng của tâm

Một trong các hoá chất này sẽ được sản sinh nhiều hơn khi thiền tập.

  • Glutamate : kích thích các tế bào thần kinh tiếp nhận
  • GABA: Ức chế các tế bào thần kinh.
  • Serotonin : điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và tiêu hoá
  • Dopamine : Liên quan đến sự chú ý và tìm kiếm phần thưởng trong từng hành vi.
  • Norepinephrine : liên quan đến sự tỉnh táo và kích thích
  • Acetycholine: Thúc đẩy cảm giác thư thái, minh mẫn và sự hiểu biết.
  • Opioids : giảm căng thẳng, giảm đau và gia tăng sự dễ chịu bao gồm cả endorphins.

Cùng nhiều các hoá chất thần kinh khác có đề cập trong sách.

Cuốn sách cùng thể loại hoặc tác giả mà bạn nên xem:

  • eBook Bộ Não Của Phật | Rick Hanson
    Tác giả:

    “Bộ Não của Phật” của tác giả Rick Hanson là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất về chánh niệm, kết hợp tinh tế giữa truyền thống Thiền Đạo Phật và những khám phá hiện đại trong lĩnh vực khoa học thần kinh. Được đánh giá là một trong 10 cuốn sách tuyệt vời […]

  • eBook Chúa Jesus và Phật Gautama
    Tác giả:

    Hãy tưởng tượng một cảnh: Một ngày cuối thiên niên kỉ thứ 3, thiên đàng rơi vào tình trạng yên bình khi Chúa Jesus và Đức Phật quyết định… nghỉ xả hơi! Rời khỏi cung trời, với triều thần chiêm bái, hai Ngài xuống trần gian, và địa điểm được chọn là đất nước Nhật […]

  • eBook Đạo Phật Của Tuổi Trẻ – Thích Nhất Hạnh

    Cuốn sách “Đạo Phật Của Tuổi Trẻ” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tuyển tập chứa đựng hơn 170 bài giảng, bao gồm cả những vấn đề triết lý và những phương pháp cụ thể trong sinh hoạt tu học Gia Đình Phật Tử. Tác phẩm này không chỉ giới thiệu những nét […]

  • eBook Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo
    Tác giả:

    Tôi biết rằng lòng tâm nguyện của đạo hữu Chính Trung đã từ lâu đã ấp ủ ý tưởng viết cuốn sách mang tựa đề “Đắc Nhân Tâm theo phong cách Phật Giáo”. Tôi không chỉ tán thán về ý tưởng này mà còn ủng hộ việc thực hiện, cam kết viết lời giới thiệu […]

  • eBook Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

    Nguồn suối của đạo Phật mở ra từ sự giác ngộ về sự thật của cuộc sống, nổi lên từ Tứ Diệu Đế. Điều này làm cho đạo Phật có đặc tính vượt lên trên cuộc sống. Sự vượt lên ở đây không chỉ là kết quả tự nhiên của giác ngộ mà còn là […]

  • eBook Đạo Phật Ngày Nay | Nikkyo Niwano
    Tác giả:

    Ở Ấn Độ, sau khi đức Thích Ca nhập diệt, sự diễn dịch giáo lý của Ngài bắt đầu chia rẽ theo từng vùng và nhóm môn đồ. Các nhà sư cố gắng thiết lập thanh thế riêng bằng cách tu tập và thuyết giảng một lối sống không thể nhằm cho Phật tử tại […]