Review: Lịch sử cái đẹp – Umberto Eco

Tác giả:
Nguồn: Hoàng Hà


Cái Đẹp là gì? Có phải theo Immanuel Kant: “Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình”, cái đẹp là cảm giác chủ quan? Hay cái đẹp là thuộc tính khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn của chúng ta? “Cũng có thể, bên cạnh các quan niệm khác nhau về Cái Đẹp, cũng tồn tại một vài quy luật chung thống nhất áp dụng cho tất cả các dân tộc ở mọi thời kỳ” (Umberto Eco).

“Lịch sử Cái Đẹp” bắt đầu từ nguyên tắc mà theo đó Cái Đẹp không tuyệt đối và bất biến mà mang nhiều diện mạo khác nhau tùy thời kỳ lịch sử và tùy quốc gia. Umberto Eco và đồng tác giả Girolamo de Michele cho chúng ta cái nhìn cận cảnh về sự phát triển và thay đổi không ngừng trong cách con người định nghĩa Cái Đẹp.

Ví dụ thời Hy Lạp cổ đại Cái Đẹp luôn được gắn với những giá trị như “cân đối”, “hài hòa”, “chừng mực”. Thời hậu kỳ Trung cổ, thánh Tommaso d’Aquino khẳng định rằng cần có ba yếu tố để đạt được Cái Đẹp: tỷ lệ, tính toàn vẹn và claritas (nghĩa là rõ ràng và sáng sủa).

Tuy nhiên trong chương V “Cái Đẹp của quái thú” thì một nguyên tắc được ghi nhận: nghệ thuật vẫn có sức mạnh thể hiện các sự vật và sinh vật xấu xí một cách đẹp đẽ, và Cái Đẹp trong tả thực khiến Cái Xấu trở nên chấp nhận được.

17 chương sách đưa chúng ta vào chuyến hành trình lịch sử của Cái Đẹp từ lý tưởng thẩm mỹ thời Hy Lạp cổ đại cho đến thời hiện đại. Không chỉ khám phá nghệ thuật thị giác, tác giả còn đưa vào nhiều dẫn chứng hấp dẫn cho phần biện luận: thi ca, triết học, âm nhạc, khoa học (các dạng hình học của Plato, tính đối xứng và tỷ lệ lý tưởng của Vitruvio và Plinio, mối liên hệ toán học và điệu thức âm nhạc theo quan niệm của trường phái Pythagoras, Diễm ca trong Kinh thánh, những bài thơ của Jaufré Rudel (thế kỷ 12), các quan niệm triết lý về cái đẹp của Kant, Hegel, Nietzsche v.v.)

Hơn 300 hình ảnh minh họa tuyệt đẹp cùng với sự đồng hành của một Umberto Eco trí tuệ siêu việt, chuyến du hành thật sự làm tôi ngất ngây.

“Một cuốn sách đầy cảm hứng, một hành trình dày đặc, đầy hứng khởi xuyên suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật, nỗ lực đối thoại với mọi dạng thức phong phú của cái đẹp. Một cuốn sách hay đến nghẹt thở.”

Cuốn sách cùng thể loại hoặc tác giả mà bạn nên xem:

  • eBook Con Lắc Của Foucault – Umberto Eco
    Tác giả:

    “Con Lắc của Foucault” của Umberto Eco là một tác phẩm văn học phức tạp và hấp dẫn, kết hợp giữa truyền thống trinh thám và các yếu tố triết học, lịch sử, và nghệ thuật. Dưới đây là một đánh giá tổng quan về cuốn sách: Ưu Điểm: Kiến Thức Sâu Rộng: Umberto Eco […]

  • eBook Hướng Đến Cuộc Đời Tươi Đẹp
    Tác giả:

    Để có lợi ích lớn nhất từ mỗi trong mười bảy Quy tắc sống của Og Mandino, bạn có thể thực hiện một kế hoạch cụ thể và tự quản lý việc áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết để giúp bạn tận dụng […]

  • eBook Đẹp Là Một Nỗi Đau
    Tác giả:

    “Đẹp là Một Nỗi Đau” của Eka Kurniawan là một tác phẩm văn học đầy ấn tượng, nơi tác giả khắc họa một bức tranh phong phú về lịch sử và văn hóa Indonesia thông qua những câu chuyện về các phụ nữ trong gia đình Dewi Ayu. Dưới đây là một đánh giá tổng […]

  • eBook Đẹp Và Buồn
    Tác giả:

    “Đẹp và Buồn” của Yasunari Kawabata là một tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng, mang đậm tâm huyết và triết lý sâu sắc của tác giả. Dưới đây là một đánh giá tổng quan về cuốn sách: Ưu Điểm: Nghệ Thuật Ngôn Ngữ: Kawabata sử dụng ngôn ngữ đẹp và tinh tế, tạo […]

  • eBook Người Đẹp Ngủ Trong Rừng
    Tác giả:

    “Người Đẹp Ngủ Trong Rừng” là một câu chuyện cổ tích kinh điển đã được tái hiện qua bút của tác giả Kate Knighton và hình minh họa của Jana Costa. Tác phẩm này hứa hẹn mang lại một trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho độc giả, với sự kết hợp giữa lời […]