Review: Những nhà khám phá – Lịch sử kiến vạn vật và con người

Tác giả:
Nguồn: Đức Nhân


Những nhà khám phá là một trong những cuốn tổng hợp kiến thức về lịch sử, phát minh, khám phá, tôn giáo, các cuộc viễn du hay nhất mình từng đọc. Trên hết, cuốn này rất dễ đọc ngay cả với những ai không hứng thú lắm với sử học hay khoa học khám phá, bởi văn phong mạch lạc, gãy gọn, dễ hiểu, các tên chương được tên rất cuốn hút.

Trong Những nhà khám phá, tác giả dẫn dắt người đọc tìm hiểu để biết nhân loại từ thời cổ đại cho đến đầu thế kỉ 20, đã làm thế nào để chạm tay tới bí mật của thượng giới như mặt trăng, các chòm sao, sự vận hành của các hành tinh cho tới việc những cá nhân, kiệt xuất qua các thời đại đã lý giải, phân chia thời gian thành 1 ngày 24 giờ, 1 tháng 30, 31 hay 28 ngày và 1 năm 365 ngày ra sao cùng rất nhiều thông tin, câu chuyện thú vị không chỉ nằm trong giới hạn khám phá mà cả tôn giáo, phát minh, khoa học và khảo cổ.

Ngoài ra các cuộc khám phám khắp Phương Đông, các Đại dương đã đem tới các kiến thức, của cải, các vùng đất Mới,Trung Hoa, Ả Rập, Ấn Độ để Phương Tây trở nên giàu có, trí tuệ và văn minh vượt trội. Nói chính xác, Phương Tây từ thế kỉ 16 trở xuống là một vùng trũng nghèo nàn cả về vật chất lẫn tri thức, so các triều đại Phương Đông. Chính nhờ công không nhỏ của các nhà khám phá đã phá bỏ sự ngu dốt, nghèo khổ và đưa Phương Tây vươn lên trong các thế kỉ tiếp theo.

Một trong những chương cuối cùng của Những nhà khám phá có đề cập đến thành Troy có thật hay không chỉ là sự tồn tại trong truyền thuyết trong gần 3500 năm trước?.

Thời điểm này là vào giữa thế kỉ 19, ngành khảo khổ mới có những bước đi ban đầu, việc tìm kiếm một điều mơ hồ như thành Troy thực sự đồng nghĩa với việc tìm ra Vườn Địa đàng trong Kinh Thánh. Quá phi lý, quá hoang đường!

Nhưng đối với một đứa trẻ 8 tuổi thì không có gì là không thể. Kể cả khi chính bố của chú bé đã khẳng định rằng không hề có thành Troy nào cả.

ĐỨA TRẺ ĐÁNH THỨC NGƯỜI THIÊN CỔ.

Đứa trẻ 8 tuổi đó có tên là Heinrich Schilemann, một người Đức sinh ra trong cảnh nghèo nàn và mất mẹ năm 9 tuổi. Heinrich Schilemann ngay từ nhỏ đã bộc lộ sự tò mò không giới hạn về những điều bí ẩn.

Nhiều đêm trước khi ngủ, đứa trẻ 8 tuổi này luôn tranh luận với bố mình về những thời đại đã qua, trong đó có câu chuyện về thành Troy thực sự có tồn tại không. Bố ông lắc đầu nói không thể, và bức tranh mô tả thành Troy Heinrich Schilemann xem chỉ là do hoạ sĩ tưởng tượng.

“Không bố ạ. Nếu những bức tường đó đã từng tồn tại, chúng sẽ không bị thiêu huỷ hoàn toàn được. Chắc chắn dấu tích của chúng vẫn còn và bị đất đá chôn vùi sau hàng nghìn năm”. Ông lý giải trước khi lên giường đi ngủ.

Giống như các tỉ phú công nghệ bây giờ, Heinrich Schliemann đã phải bỏ học năm 14 tuổi vì bố ông không thể đáp ứng được tài chính cho việc học. 5 năm tiếp theo ông làm chân sai vặt cho 1 cửa hàng từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Sau đó ông trở thành người phụ việc trên 1 con tàu đi Venezuela . Nhưng chẳng được bao lâu thì tàu… đắm. Heinrich Schliemann thoát khỏi vụ đó thì tới Amsterdam làm người ghi chép sổ sách cho 1 nhà buôn.

Trong những năm tháng đó chán ngắt đó, Heinrich Schliemann chưa bao giờ từ bỏ ước mơ điên rồ của mình – tìm được thành Troy. Nhưng ông cũng luôn bổ sung kiến thức của mình bằng đọc sách và tự học trong thời gian làm những việc nhạt nhẽo nhất.

Heinrich Schliemann tìm ra cách học ngôn ngữ hiệu quả đến mức ông nắm rõ Tiếng Anh trong 6 tháng chỉ qua 2 cuốn sách Tiếng Anh. Sau đó ông tự học tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và tiếng Ý cũng bằng cách như thế trong lúc gọt khoai tây, dọn nhà tắm và ghi chép sổ sách với thời gian tính bằng hàng tuần.

Cứ thế cho đến năm 45 tuổi (không phải 25 hay 35 tuổi) tức hơn 30 năm lăn lội, Heinrich Schilemann có được 1 gia sản kha khá để ông bắt đầu khám phá bí ẩn thành Troy, ước mơ từ khi là đứa trẻ 8 tuổi. Nhưng trước tiên, Heinrich Schilemann muốn cưới vợ để có người để chia sẻ mọi thứ mình có với nàng.

Heinrich Schilemann tìm đến một cô gái mấy năm trước ông thích nhưng cô đã cưới chồng. Tiếp theo ông cưới 1 ả người Nga xinh đẹp hút hồn, nhưng chỉ biết ăn chơi và phá phách tài sản của ông. Cô ả thậm chí còn không để ông… ngủ cùng mình dù hai người là vợ chồng. Để có thể bỏ vợ, Heinrich Schilemann đã phải sang tận… Mỹ và nhập quốc tịch Mỹ mới có thể viện nhiều cớ và luật lệ để bỏ vợ.

2 năm sau, vận may cưới gái trẻ và đẹp lại mỉm cười với ông. Qua 1 người bạn giới thiệu, Heinrich Schilemann cưới Sophia, một cô gái 17 tuổi thông minh và xinh đẹp. Trước khi cưới, ông đã bí mật đến lớp học của Sophia và rơi nước mắt khi biết vợ tương lai của mình có 1 chất giọng ngọt ngào vô cùng.

Ở tuổi 47, Heinrich Schilemann cưới vợ lần thứ 2 và biến Sophia thành người học trò và bạn đời suốt đời của mình. 2 năm tiếp theo, Sophia đã thông thạo 4 ngoại ngữ, đầy ắp kiến thức về thế giới cổ đại và khảo cổ học qua sự thúc giục tiến bộ không ngừng từ chồng nàng.

Ở tuổi 50, Heinrich Schilemann và vợ sau khi chuẩn bị kĩ lưỡng từ kiến thức cho tới tài chính, họ bắt đầu tìm kiếm thành Troy cổ đại. Vào năm 1871 sau hàng chục năm lục lọi sử thi của Homer, các dấu vết địa lý, các đồ vật từng tìm thấy trước đó thì Heinrich Schilemann đã chọn 1 nơi không ai ngờ là Hissarlik – Một vùng đất vô danh ở Thổ Nhĩ Kỳ để bắt đầu. Địa điểm cụ thể là 1 cái gò đất có nhiều dấu hiệu cho thấy tìm thấy cái gì đó nhất ở Hissarlik.

Đứa trẻ đã bắt đầu hành động để đánh thức người thiên cổ.

SỰ THẬT VỀ THÀNH TROY VÀ KHO BÁU SAU 6 TẦNG ĐẤT ĐÁ.

Rất nhanh chóng đã có kết quả. Sau khi đào xuống 16 met đất đá ở dưới gò đất, Heinrich Schilemann đã tìm thấy tàn tích của một thành đô mà ông cho là Troy. Thậm chí niềm tin còn được gia tăng khi Heinrich Schilemann nhận thấy tàn tích này có nhiều điểm tương đồng như trong trường ca Iliad đã mô tả.

2 năm sau, năm 1873 Heinrich Schilemann đã tìm thấy kho báu là những đồ vật bằng vàng. Ông đã khôn khéo cho những người thợ nghỉ trưa và cùng vợ cất những món đồ bằng vàng để mang về để thông báo với báo chí. Tất cả đều ngỡ ngàng cực độ nhưng vẫn không tin đó là thành Troy thực sự.

Đang khi thế giới đang tranh cãi thì Heinrich Schilemann đã chuyển hướng đến 1 kho báu khác mà ông chắc chắn nó tồn tại – kho báu của Agamemnon, người đã lãnh đạo các anh hùng tấn công thành Troy. Lần này ông tìm kiếm ở Hy Lạp.

Một điều hài hước là ngay từ trong các văn bản cổ đại có đề cập đến kho báu của Agamemnon được chôn cùng ông và vợ, nhưng nó vẫn bị lãng quên trong thời gian trước khi Heinrich Schilemann tìm ra.
Trong khi tất cả những nhà khảo cổ, sử học tin rằng mộ của Agamemnon và vợ nằm ở ngoài tường thành Mycenae, thì Heinrich Schilemann lại tin vào lời nói của Pausanias – một nhà khám phá sống ở thế kỉ 2 phân tích rằng “Mộ của các anh hùng được chôn ở chính nới hội họp”. Tức là trong tường thành.

Khi tới Mycenae, Heinrich Schilemann ngay lập tức chú ý đến các bia mộ được xếp thành vòng tròn và ông cho đó là nơi hội họp thời cổ xưa. Cuộc tìm kiếm bắt đầu vào năm 1876, 3 năm sau khi Heinrich Schilemann tìm được thành Troy.

Đúng 45 ngày, Heinrich Schilemann và Sophia đã tìm thấy kho báu lớn nhất từ trước đến nay. Những cái xác phủ đầy vàng và ngọc, binh khí, cốc chén và rất nhiều đồ vật khác bằng vàng, bạc, đá quý cũng được tìm thấy ngay bên cạnh. Đặc biệt là chiếc “mặt nạ Agamemnon” bằng vàng và vương miện vàng của Agamemnon.

Nhưng sự thật về 2 kho báu Heinrich Schilemann và Sophia không phải là thành Troy và Kho báu Agamemnon mà vợ chồng ông tìm kiếm được còn cổ xưa hơn nhiều. Phế tích Heinrich Schilemann khai quật được là nằm sâu sau 5 tầng đất đá thành cổ, nhưng thành Troy thực sự là nằm ở tầng thứ 6, do Wilheim, người thừa kế của Heinrich Schilemann tìm thấy. Điều trớ trêu là chính Heinrich Schilemann đã đào tới tầng thứ 6 nhưng bỏ qua. Còn kho báu được cho là của Agamemnon còn cổ xưa hơn nhiều. Đến mức bây giờ điều này vẫn là bí ẩn.

Nhưng chính nhờ sai lầm, cộng với quyết tâm và lòng can đảm của Heinrich Schilemann và Sophia đã dẫn dắt họ tìm dược những thứ còn xa xưa hơn cả những gì Homer mô tả trong anh hùng ca Illiad. Điều này đã đặt ra một câu hỏi gây ám ảnh:

“Trước 1000 năm, đã tồn tại nền văn minh, câu chuyện nào để Homer mô tả, truyền đạt lại một phần qua Illiad? Và còn bao nhiêu nền văn minh nhân loại chưa biết vẫn nằm sâu dưới lòng đất?”

Nguồn: Đức Nhân

Cuốn sách cùng thể loại hoặc tác giả mà bạn nên xem: