Trận Tử Chiến Pháo Đài Đồng Đăng – Trận Đánh 1 Chọi 30

Tác giả:
Nguồn: Quang Manh Lê


Bài viết của tác giả Quang Manh Lê chia sẻ về trận đánh Đài Đồng Đăng sau khi đọc xong hai tác phẩm Hồi Ức Chiến Tranh Vịnh Xuyên và Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa

Cuộc tử chiến pháo đài Đồng Đăng được ví như “trận đánh pháo đài Brest” trong thế chiến 2. Trung Quốc với tư thế của 1 đội quân lấy thịt đè người đã sử dụng chiến thuật biển người huy động đến 3 sư đoàn với quân số 27000 quân và hàng chục xe tăng cùng với đó là lực lượng pháo binh hùng hậu sẵn sàng bắn như “vãi đạn” khi bước vào cuộc chiến đã mạnh dạn tuyên bố “Sáng ăn cơm Bắc Kinh, chiều duyệt binh Hà Nội” và pháo đài Đồng Đăng sẽ bị xử lý trong phút mốt. Thế nhưng lẽ ra người Trung Quốc nên học tốt lịch sử nước nhà trước khi muốn gáy khét với Việt Nam và nghĩ rằng có thể dễ dàng khuất phục được nhân dân Việt Nam.

Về phía quân đội Việt Nam do Trung Quốc tiến đánh bất ngờ và đa phần các quân đoàn chủ lực của ta vẫn đang ở Campuchia nên trong trận đánh này lực lượng của ta đa phần là bộ đội địa phương, công an vũ trang… với quân số khoảng 1000 người với trang bị hạng nhẹ gồm tiểu liên AK, B40 và đại liên, tỉ lệ 1 chọi 27 là quá lớn. Tuy nhiên với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đã ngấm vào trong máu qua nhiều thế kỉ, quân ta đã bám trụ đến cùng chặn đứng quân đội Trung Quốc tại đây trong 5 ngày khiến Trung Quốc phải trả một cái giá cực đắt khi xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.

5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc bắt đầu nổ súng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Với sự hỗ trợ của hơn 6.000 quả đạn pháo, pháo binh Trung Quốc đã bắn dồn dập vào thị trấn Đồng Đăng và nhiều điểm trọng yếu khác do Việt Nam nắm giữ. Suốt một đêm trước đó, những người Trung Quốc và những toán binh sĩ của họ đã trà trộn vào lãnh thổ Việt Nam, cắt đường dây liên lạc, âm mưu phá hoại nhằm mở đường cho bộ binh Trung Quốc tấn công. Quân đoàn 55 Giải phóng quân Trung Quốc nhanh chóng tràn ngập cao điểm 386 (sâu 1,5 km trong biên giới Việt Nam), khu vực này có 118 chiến sĩ của bộ đội Việt Nam phòng thủ. Tất cả đã chiến đấu đến người cuối cùng và nằm lại mãi mãi ở đây, nhưng trước khi ngã xuống họ đã tiêu diệt ít nhất 300 lính Trung Quốc và hàng trăm tên khác bị thương.

Khoảng 6h30, quân Trung Quốc vây kín dưới chân pháo đài. Hỏa lực từ pháo binh và xe tăng TQ dưới chân pháo đài bắn lên. Bên kia biên giới, pháo binh TQ cũng dồn dập nhắm pháo đài mà bắn. Ở phía tây, quân TQ dùng 7 xe tăng tiến về chân pháo đài. Bộ đội ta dùng B40 chống trả hiệu quả tuy nhiên TQ với quân số đông vẫn tiếp tục tràn lên, bộ đội ta do quân số mỏng lại phải đối đầu với xe tăng và pháo binh cực mạnh nên lực lượng bị tổn thất lớn.

Trong ngày 17 tháng 2 quân Trung Quốc đã phải mở 3 đợt tiến công lên pháo đài với quân số gấp hàng chục lần nhưng đã bị bị quân ta đánh bật trở lại.

Nhận thấy các đợt tiến công của bộ binh không hiệu quả, pháo binh Trung Quốc bắn dồn dập lên pháo đài. Việt Nam do gặp bất lợi về quân số và thương vong nhiều nên phải lui dần vào trong và chỉ còn 700 người việc đột phá vòng vây là không thể. Tới lúc này quân đội Việt Nam chỉ có 2 lựa chọn một là đầu hàng hai là quyết tử chiến đấu đến cùng, phương án đầu hàng nhanh chóng bị loại bỏ.
Khi chiến thuật biển người không tỏ ra hiệu quả, Trung Quốc buộc phải sử dụng các cánh quân vu hồi, thọc sâu.

14h ngày 17 tháng 2, Trung Quốc tiếp tục dùng pháo binh tấn công lên pháo đài, quân đội Việt Nam chống trả quyết liệt trong nhiều giờ nhưng lực lượng phòng thủ ngày càng mỏng và chịu nhiều thương vong. Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, Trung Quốc thiệt hại lớn khi sư đoàn 163 mất phân nửa số xe tăng đi theo yểm trợ, thương vong khoảng 1000 quân trong đó ít nhất một tiểu đoàn bị xóa sổ hoàn toàn, về phía Việt Nam hơn 300 người đã ngã xuống do hỏa lực pháo binh của Trung Quốc, dù thương vong lớn nhưng lực lượng của Việt Nam đã bám trụ, tổ chức tiến công giành lại các trận địa đã bị chiếm.

Ngày 20, diễn ra dữ dội không kém. Quân đội Việt Nam phải chiến đấu liên tục không thể ăn uống được gì, anh nuôi mang cơm lên, đạn và pháo cày xới liên tục, cơm canh đều trộn đất,cát. Ngày 21 tháng 2, sau khi củng cố lực lượng, quân Trung Quốc tiếp tục tấn công pháo đài Đồng Đăng, và sau bốn tiếng giao tranh, họ đã chiếm được phần lớn pháo đài. Bị lính Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập, liên tục kêu gọi đầu hàng, nhưng đáp lại chỉ là những tiếng súng của các chiến sĩ bắn ra. Dụ hàng không được, cũng không dám lại gần, chúng tức tối ném lựu đạn và bộc phá đánh sập cả lối ra vào pháo đài.

Kêu gọi đầu hàng không thành, quân TQ cài thuốc nổ vào cửa làm sập nhiều ụ pháo, thả lựu đạn cay qua các lỗ thông hơi, đổ xăng và dùng súng phun lửa phun vào ngách hầm của pháo đài. Hàng trăm dân thường và chiến sĩ thiệt mạng, chỉ sáu người sống sót. Tầng 1 pháo đài bị phá hủy, sáu người sống sót chạy xuống tầng 2, rồi tầng 3, đào đường hầm thoát ra. Tối ngày hôm đó, lính Trung Quốc khoan thủng tầng 3 của pháo đài, ném lựu đạn, bơm hơi độc qua lỗ khoan rồi dùng bộc phá đánh sập hoàn toàn tầng 3 pháo đài. Một, rồi hai tiếng nổ inh tai, chói óc vang lên khiến gần như toàn bộ mọi người trong pháo đài đều qua đời ngay tức thì. Tiếng kêu thất thanh đau đớn của trẻ em, phụ nữ trong tuyệt vọng. Khoảng 400 người trong pháo đài đều thiệt mạng, bao gồm bộ đội, thương binh lẫn nhân dân ẩn náu trong đó.

20 giờ ngày 22 tháng 2, sư đoàn 163 quân Trung Quốc chiếm được Thâm Mô. Ngày 23 tháng 2, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Đồng Đăng.

Trận chiến 5 ngày đêm ở pháo đài Đồng Đăng đã kết thúc, Trung Quốc chiếm được pháo đài nhưng đã phải trả cái giá quá đắt với 4000 thương vong trong đó có 2200 người chết và 21 xe tăng bị phá hủy. Phía Việt Nam do đánh với tinh thần quyết tử nên chỉ còn 6 người là còn sống và thoát khỏi pháo đài còn 994 người đã ngã xuống khi giao chiến.

Dù không thể giữ được thị trấn Đồng Đăng, nhưng trận đánh này xứng đáng là mốc son chói lọi trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Trận đánh đã để lại nhiều sự kinh hãi cho quân Trung Quốc khi với 1 lực lượng hùng hậu và đông đảo hơn gấp vài chục lần mà phải mất tới 5 ngày mới có thể chiếm được cứ điểm.

Pháo đài xưa – Bây giờ là Đồi không tên !

Nói cả hai đều thảm khốc cả trận pháo đài Brest khi đức quốc xã đánh hơn 4 tuần lễ chưa diệt hết hồng quân có trận pháo đài Đồng Đăng chỉ có 6 người lính biên phòng sống sót.

Điểm chung của cả 2 trận này là đều bị đánh và tập kích bất ngờ,đều thất bại nhưng cũng đều thể hiện tinh thần quả cảm,chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của cả Việt Nam và Liên Xô.

Chỉ khác trong khi ở pháo đài Brest được sửa sang lại khang trang hơn, nhưng ở pháo đài Đồng Đăng thì như một phế tích bỏ hoang ý, thi thể những người đã ngã xuống vẫn không thể đem ra được, xong lại còn là nơi bọn nghiện ngập tụ tập, thi thoảng có xi lanh kim tiêm nữa.